Hướng dẫn chăm sóc lan hoàng thảo vào mùa thu
Như các bạn đã biết các yếu tố quan trọng để đảm bảo 1 mùa hoa đẹp đối với lan hoàng thảo trưởng thành đó là:
► 1. Đủ ánh sáng, ánh nắng (thời gian quang kỳ) khi cây vào kỳ nghỉ giả hành đanh vàng là được.
► 2. Để đảm bảo kỳ hoa thì quan trọng nhất là LÂN (P) rồi đến KALI (K) (và các yếu tố đa, vi, trung lượng khác VD: Cu, Fe, Mo, Bo)
► 3. Cắt nước chuẩn (cắt nước là hình thức xử lý khô hạn kích thích hoa, tuy nhiên ko cắt nước thì vẫn cho ra hoa)
► 4. Cho đủ thời gian nghỉ và đánh thức (tôn trọng chu kỳ nghỉ của lan HT như trong tự nhiên )
Kỳ nghỉ lan HT: miền bắc mùa đông khô lạnh, miền nam thì từ T11- T4 là mùa khô. HT ở miền bắc có được lạnh thì HT ở miền Nam có thời gian quang kỳ nhiều hơn. Tuy nhiên 1 số loại lan không thọ hàn thì khó ra hoa được vậy nên nhất là các vùng núi lạnh hoặc miền Bắc có mùa đông lạnh thì thuần hóa được nhiều loài lan hơn.
Bên cạnh đó, muốn ra hoa thì cần các chất hoạt hóa sự ra hoa gọi là hoocmon ra hoa Florigen. Florigen bao gồm hai thành phần Gibberellin và antesin.
GA kích thích sinh trưởng và phát triển của trụ dưới hoa (cuống hoa). Còn antesin kích thích sự hình thành hoa. Trong đó antesin là chất giả thuyết, khi có mặt đầy đủ 2 thành phần thì cây mới ra hoa hoàn chỉnh.
Với cây ngày ngắn (đêm dài) thì GA được tạo nên cả trong điều kiện ngày ngắn và ngày dài, còn antesin thì chỉ được tạo nên trong ngày ngắn. Vì vậy, trong ngày ngắn thì phức hệ florigen được hình thành và cây ra hoa. Tuy nhiên trong điều kiện ngày dài thì cây thiếu antesin nên không hình thành hoa mà chỉ vươn cao thân. Ngược lại với cây ngày dài thì antesin được hình thành cả trong ngày ngắn và ngày dài còn GA chỉ được hình thành trong ngày dài. Khi chiếu sáng ngày ngắn thì cây ngày dài thiếu GA nên không hình thành hoa hoàn chỉnh được.
Việc sử dụng Gibêrelin (Gibberellin) cũng được áp dụng nhiều để xử lý ra hoa. Ở Việt Nam hay dùng chế phẩm Gibêrelin (Gibberellin) hầu hết là GA3, VD: Progibb
Như vậy đây là thời điểm hết sức quan trọng trong quá trình chăm sóc hoàng thảo để đảm bảo một kỳ hoa đẹp sau này. Đây được coi là đợt bổ sung dinh dưỡng cuối cùng trước khi lan vào kỳ nghỉ.
- Cuối chu kỳ thì tăng lân, kali, vi lượng phù hợp (Cu, Fe, Mo, Bo)
VD: NPK 6-30-30 + TE kết hợp gói vi lượng hoặc phân bón có nhiều vi lượng
- Đủ tiêu chuẩn (giả hành thắt ngọn, mập dần về đầu ngọn, lá vàng gốc 1/2 giả hành) thì cắt nước, (thấy khô thì vẫn phun sương vào gốc chống khô quá làm hỏng thui mầm hoa)
- Tăng thêm cường độ ánh sáng (mùa đông vén lưới quây, tùy điều kiện tiểu khí hậu, nơi nào cường độ ánh sáng yếu quá có thể bỏ lưới), tăng thời gian quang kỳ (thắp thêm đèn led nông nghiệp, đèn compact vàng)
LƯU Ý THÊM ĐỂ CHỐNG LẠNH CHO LAN:
Bổ sung các dưỡng chất cho cây để tăng tính chịu khô hạn, chịu lạnh, hạn chế mất nước bằng cách phun bổ sung cường lân, cường kali, canxi và magie.
Cho cây có để kháng tốt hơn với thời tiết lạnh gió lùa thu đông.
khi có rét đậm rét hại hay sương muối, mưa lạnh quá mức dùng các chế phẩm phun phòng tạo lớp bảo vệ cho thân, lá không bị bỏng lạnh, hoại tử, như kháng sinh hay bạc... kèm theo tưới rửa lá vào sáng sớm nếu được. Nếu có điều kiện thì làm mái che hoàn toàn kéo phủ vào thời kỳ trên sau đó lại lật ra.
________________________________________
Trong bài viết này mình sẽ đề cập với chăm sóc hoàng thảo mùa thu với vấn đề: Ánh sáng, nước tưới và dinh dưỡng.
1. ÁNH SÁNG
Trên ảnh là thiết bị đo cường độ ánh sáng.
► Ảnh 2 đo lúc 12h trưa ~790
► Ảnh 3 đo lúc 17h15 chiều ~ 250
Cường độ ánh sáng:
0-200 rất thấp; 200-500 thấp; 500-1000 bình thường; 1000-2000 cao
Ví dụ tại vườn nhà mình lan sử dụng lưới 50%, lan cách lưới 3,5m thời điểm:
-12h nắng trưa vượt mức cường độ ánh sáng max 2000 mà 12h trưa dưới lưới chỉ đạt 790 là thấp vì Dendrobium anosmum cần đạt mức 1000 cho tới max 1800 khi cây đã thuần và quen ánh sáng mạnh.
- 17h15 chiều đạt 250 là thấp, thời điểm này nên đạt mức 400-500 để kéo dài thời gian quang kỳ và giữ mức cường độ ánh sáng cao.
=> Nhận thấy cường độ ánh sáng buổi trưa vẫn mạnh giảm không nhiều so với mùa hè. Tuy nhiên với lưới và khoảng cách như vậy là thiếu ánh sáng cả trưa và chiều.
Kết luận và khắc phục:
Mùa thu này chiều tối nắng tắt sớm, cường độ ánh sáng giảm.
=> Vườn bạn nào có lưới quây thì nên vén lên thêm 1 chút.
Lan nhà bạn nào treo dưới gốc cây, ghép trên cây thì nên cắt tỉa bớt cành lá để tăng ánh sáng, ánh nắng cho lan.
=> Tháng tới thu đông, khi nào cường độ ánh sáng giảm, thời tiết mát mẻ thì vườn nào mùa hè dùng 2 lớp lưới nên bỏ bớt 1 lớp. Nhà nào kết hợp lưới với nhựa thông minh thì nên bỏ lưới.
2. NƯỚC TƯỚI
Mùa thu độ ẩm không khí giảm, cảm giác luôn thấy hanh khô và có thể khô hơn mùa hè.
Chính vì vậy ta cần thật lưu ý trong việc tưới nước tránh việc thân lá teo tóp do mất nước. Và tránh để hanh khô nắng nóng làm thui đầu rễ làm chậm lại quá trình phát triển của lan.
Tuỳ chất liệu giá thể có khả năng giữ nước ntn mà ta điều chỉnh lượng nước tưới nhé!
Ta tưới ngày 2-3 lần như sau:
- Tưới sáng
Ta cần tưới thật đẫm lúc sáng sớm trước khi nắng lên. Nếu rảnh thì có thể tưới thêm 1 lượt nữa sau 15-20'. Sáng mà tưới muộn thì ko nên tưới đẫm vì nước đọng ngọn lâu , gặp nắng to là nguy cơ gây thối ngọn nhé. Ngọn nào đã thòng, đầu ngọn trúc xuống đất thì tưới tắm mưa gió yên tâm hơn.
- Trưa (không cần thiết lắm)
thì đối với nền đất thì ta nên phun nước vào nền để tăng độ ẩm tự nhiên. Nền bê tông thì nên cân nhắc tuỳ nhiệt độ từng hôm.
- Chiều tối: (khoảng 6h30-7h) khi tắt nắng, nhiệt độ giảm thì ta tiếp tục lại tưới đẫm. Nếu rảnh thì sau 1 tiếng ta có thể tưới thêm lượt nữa.
3. DINH DƯỠNG
Thời gian này vẫn đang kỳ hoàng thảo phát triển. Tuy nhiên đây là đợt cuối để bổ sung dinh dưỡng cho lan.
Để ý nếu lan các đốt ở ngọn dài nhiều hơn mức bình thường, lá danh dớt là biểu hiện do thiếu ánh sáng. Như cây của mình chụp ảnh là thiếu ánh sáng.
Khắc phục: làm như hướng dẫn phần 1
Nếu lan thân chưa căng mập là thiếu đạm. Như cây mình chụp ảnh là hơi thiếu đạm và thiếu ánh sáng.
Khắc phục: bổ sung đạm đợt cuối trước khi kỳ phát triển kết thúc
Khi nào cây lan căng mập trở lại thì ta bón tăng lân: NPK 6-30-30, NPK 10-30-20, siêu lân 10-50-10 ....
(liều 2/3 hdsd nhà sx).
Cũng nên bổ sung các vi lượng cần thiết nếu có kinh nghiệm
- Đa, trung, vi lượng:
+ Đa lượng: Đạm(N), Lân(P), Kali(K).
+ Trung lượng: Canxi(Ca), Lưu Huỳnh(S), Ma-nhê(Mg)…
+ Vi Lượng: Sắt(Fe), Kẽm(Zn), Mangan(Mn), Bo(B), Đồng(Cu), Molypden(Mo), Clo(Cl)
- Thiết bị đo cường độ ánh sáng, Ph, độ ẩm:
+ pH Range: 3.5-8 Ph (3.5-6.5 ACID, 7 NOR, 7-8 ALKALI)
+ Moisture Range: 1-10 (1-3 DRY, 4-7 NOR, 8-10 WET)
+ Relative Light: 0-2000 lux (0-200 LOW, 200-500LOW+, 500-1000 NOR, 1000-2000 HGH)