Hướng dẫn cách tưới cho lan
1. NGUYÊN TẮC CHUNG:
► Tùy độ ẩm tiểu khí hậu, tùy chất liệu giá thể, kích cỡ giá thể, tùy loại lan, tùy chu kỳ sinh trưởng mà ta chăm tưới cho phù hợp. Đối với phần lớn loại lan,để ý giá thể khô mới đc tưới tiếp (quy tắc 2 ướt 1 khô).
► Điều mấu chốt của việc tưới nước là tưới vừa phải, ko quá nhiều, ko quá ít. Khi ta quá nhiều giá thể bị nén chặt, không khí khó thông làm ức chế hô hấp của rễ, khi thiếu oxy các loài vi khuẩn yếm khí hoạt động mạnh dễ làm cho bộ rễ bị thối.
► Nếu ta tưới nước không đủ cũng gây ra bệnh khô héo lá, thậm chí làm cho cây chết. Biểu hiện thiếu nước của phong lan có thể nhận thấy rõ ở những giả hành nhăn nheo so với những loài đa thân, hay chùn lá đối với những loài đơn thân.
► Giá thể hơi khô mới được tưới, nhất là đối với lan hoàng thảo Tùy loại lan, như lan hài, phong lan đơn thân thì cần giữ độ ẩm tiếu khí hậu cao ổn định.
CÁC CHÚ Ý KHÁC
- Nhiệt độ nước tưới nên có nhiệt độ bằng nhiệt độ giá thể, mùa hè thì cần mát hơn 1 chút, mùa đông thì cần ấm hơn 1 chút.
- Tất nhiên là đối với lan hoàng thảo đang kỳ ngủ thì cách ly riêng và không tưới.
- Cây trong kỳ sinh trưởng mạnh phải tưới nhiều nước, nhưng khi hoa nở lại tưới ít nước, nếu không sẽ làm hoa rụng
- Đối với môi trường tiểu khí nhiều bụi như nhà phố, việc rửa sạch bụi trên mặt lá, có lợi cho hô hấp, tăng khả năng quang hợp của cây.
2. LƯU Ý TƯỚI THEO THỜI TIẾT
► TRỜI NẮNG nhiệt độ tiểu khí hậu trên 30 độ thì không được tưới (Trưa mà thấy độ ẩm tiểu khí hậu giảm dưới 55%, nhiệt độ tiểu khí hậu dưới 30 độ thì nên tưới, còn không thì ko được tưới).
Tưới trời nắng trên 30 độ rồi nước đọng bẹ lá lâu và kéo dài thời gian làm tăng nguy cơ bỏng lan, làm hỏng tổ chức tế bào nhu mô của lá, rớt lá, thối bẹ lá.
► TRỜI MƯA nhất là mưa dài ngày tiểu khí hậu có độ ẩm cao thì tất nhiên là không cần tưới.
► MÙA THU:
Mùa thu độ ẩm không khí giảm, cảm giác luôn thấy hanh khô và có thể khô hơn mùa hè.
Chính vì vậy ta cần thật lưu ý trong việc tưới nước tránh việc thân lá teo tóp do mất nước. Và tránh để hanh khô nắng nóng làm thui đầu rễ làm chậm lại quá trình phát triển của lan.
► MÙA ĐÔNG nhiệt độ giảm tới dưới 14 độ C thì tuyệt đối không được tưới. (nguy cơ gây bỏng lạnh).
Trời lạnh thì nên tưới lúc ấm áp 1 chút, nhiệt độ của nước nên bằng nhiệt độ của đất.
3.THỜI ĐIỂM TƯỚI:
►Lan hấp thụ dinh dưỡng, nước qua rễ và qua lá.
Đối với đường qua lá thì, nước và dinh dưỡng được hấp thụ phần lớn ở lỗ khí khổng (1 phần nhỏ bề mặt cu tin).
Chọn thời điểm tưới, bón phân khi lỗ khí khổng mở (Nhiệt độ mát mẻ, ánh sáng giảm, gió vừa phải)
► TƯỚI SÁNG:
Tưới trước khi nắng nên, mùa thu đông thì nên tưới khi ấm áp hơn 1 chút
Tưới sáng rửa trôi sương muối. Mùa thu quá hanh khô thì tưới thêm 1 lượt nữa sau 15-20.
Sáng tưới sớm thì tưới đẫm, tưới muộn thì ko nên tưới đẫm tránh nước đọng ngọn quá lâu khi có nắng lên
Mùa lạnh thì nên tưới lúc thời tiết bắt đầu ấm lên 1 chút (Dưới 14 độ ko tưới)
► TRỜI NẮNG: (Không cần thiết lắm)
Nhiệt độ tiểu khí hậu trên 30 độ thì không được tưới (Trưa mà thấy độ ẩm tiểu khí hậu giảm dưới 55%, nhiệt độ tiểu khí hậu dưới 30 độ thì nên tưới, còn không thì ko được tưới).
Đối với nền đất thì ta nên phun nước vào nền để tăng độ ẩm tự nhiên. Nền bê tông thì nên cân nhắc tuỳ nhiệt độ từng hôm.
► TƯỚI CHIỀU TỐI: tưới khi thời tiết ngớt nắng dần. Hè thì tưới muộn, thu đông thì tưới sớm lên 1 chút. Mùa thu hanh khô thì sau 1 tiếng có thể tưới thêm lượt nữa
4. CHẤT LƯỢNG VÀ LƯỢNG NƯỚC TƯỚI:
► Nước mưa là tốt nhất, nó có nhiều chất tự nhiên, nước mưa hứng lại vào bể chờ khoáng lắng đọng khoảng 4-5 ngày rồi tưới lan. (Thường thì tránh mưa đầu mùa và mưa cuối mùa. Nếu gặp mưa đầu, cuối mùa thì nên xịt, phun lại bằng nước trắng.)
► Sau đó là đến nước sông và nước ao, nước này có độ phì lớn, nhất là nước ao màu hơi vàng lục. Nước giếng có nhiều chất khoáng nhưng không cần cho thực vật, dễ làm kềm hóa hoa. (Nước sông tùy theo mùa, độ muối trong nước cần phải dưới 500 ppm, trên thì không được tưới)
► Độ pH của nước cần ở mức từ 5,5 đến 6,8 (có thể dùng nước máy với PH = 7) và độ muối trong nước cần phải dưới 500 ppm, không có kim loại nặng gây độc cho lan, nguồn nước sạch không ô nhiễm hóa chất
► Nước mưa để sau 4-5 ngày, nước máy để 1-2 ngày trước khi tưới. Làm như vậy thì các chất ko tốt sẽ lắng đọng lại hoặc bốc hơi và độ Ph ổn định, nhiệt độ nước và đất gần giống nhau rồi tưới, cây dễ tiếp nhận. Hè tưới nước mát hơn chút, đông tưới ấm hơn 1 chút.
► Lạnh dưới 14 độ thì ko nên tưới và ko được tưới buổi đêm gây nguy cơ đốm lá/ thối bẹ lá. Trên 30 độ thì không tưới.
- Số lượng nước phụ thuộc vào chất liệu giá thể, kích cỡ giá thể, độ ẩm tiểu khí hậu (tưới cho giò lan chảy nước xuống/ đẫm giá thể/ phun bép thì khoảng 15-20')
- Tưới ít quá thì bốc hơi nước nhanh, làm thiếu nước. Tưới nhiều quá nước đọng bẹ lá, đọng ngọn gây nguy cơ thối ngọn, thối bẹ lá, đốm lá. Vì vậy tuỳ chất liệu giá thể, kích cỡ giá thể có khả năng giữ nước như thế nào, tuỳ điều kiện tiểu khí hậu, loại lan, tuổi lan mà ta cân nhắc cho phù hợp.