Cách phòng trị bệnh thối nhũn (Erwinia carotovora) và trị bệnh thối mềm cho hoa lan
Nguyên nhân:
Thối nhũn do vi khuẩn Erwinia Carotovora gây ra. nhất là vào mùa
mưa.
Bệnh này thường gây hại trên nhiều loại lan, nhất là vào mùa
mưa: Dendrobium, Mokara. Oncidium.
Con đường nhiễm:
Vi khuẩn xâm nhập vào cây qua những vết thương : do cơ giới (vết
thương do cắt tỉa, thu hoạch, tưới phun áp lực cao), gió mưa, côn trùng (nhện
đỏ, bọ trĩ…) và con người.
Vi khuẩn xâm nhập tạo nên vết thối ướt với mùi hôi khó chịu. Ban
đầu vết thối nhỏ có màu vàng nâu, bệnh nặng vết thối lan nhanh trong lá và gây
rụng lá. Thời tiết khí hậu nóng và ẩm giúp bệnh phát triển mạnh. Vi khuẩn dựa
vào nước mưa và nước tưới văng ra để di chuyển từ cây này sang cây khác...
Đặc điểm:
Bệnh do vi khuẩn có dịch nhày, vết thâm có
giọt dầu.
- Quy luật biến động:Vi khuẩn có dạng hình gậy, phát triển tốt nhiệt độ = 27-30
độ C; nhiệt độ >50 độ C, pH = 5 -9,2 vi khuẩn chết. Trong điều kiện khô hạn,
ánh sáng chiếu trực tiếp vi khuẩn chết.
- Vi khuẩn có tính kí sinh yếu, xâm nhập qua vết thương, tồn tại trong tàn dư
cây bệnh trong đất, dụng cụ chăm sóc khi làm đồng, trên cơ thể côn trùng, đặc
điểm là truyền qua hạt được.
- Vi khuẩn có thể tồn tại qua nhiều ký chủ khác nhau. Vi khuẩn tồn tại được 15
ngày nếu ta không tách nó ra khỏi kí chủ.
- Mưa nhiều ẩm độ cao -> bệnh nặng. Ẩm độ cao vết thương ẩm nước, cây thiếu
oxy, khó hàn gắn vết thương.
- Côn trùng chẳng những là môi giới mà còn là tác nhân truyền bệnh. Vi khuẩn
tồn tại ở miệng, tuyến nước bọt của côn trùng (bọ nhảy, sâu xanh).
Dấu hiệu và triệu
chứng:
Dấu hiệu của bệnh lúc đầu chỉ là những chấm nhỏ giống như bị phổng nước sôi.
- Hiện tượng này lây lan rất nhanh sang các lá khác (nhất là khi trời có
mưa họăc tưới qúa nhiều tạo ẩm độ không khí cao), làm cho lá mất màu xanh biến
dần sang màu vàng nâu và sau đó thành màu nâu, lá bị mọng nước, khi bóp thì
thấy lớp nhớp, và có mùi khó ngửi.
- Tốc độ hủy diệt của bệnh thường rất nhanh, nếu không phát hiện sớm và có biện
pháp chữa trị kịp thời thì chỉ trong vài ba ngày cả bộ lá của cây sẽ bị ảnh
hưởng rất nặng. Kinh nghiệm thực tế cho thấy bệnh này thường gây hại nhiều cho
Hoa Lan khi ẩm độ không khí trong giàn lan qúa cao (do mưa, do tưới nước nhiều,
nhất là tưới vào lúc chiều tối, làm cho cây lan bị ướt sũng nước suốt cả đêm),
điều kiện này lại gặp cây lan qúa tốt lốp do bón nhiều phân Đạm thì cây lan lại
càng dễ bị bệnh nặng hơn. Trong các loại Phong Lan thì Lan Hồ điệp thường bị
bệnh gây hại nhiều nhất.
Điều
kiện phát sinh và phát triển bệnh thối nhũn:
-
Bệnh do vi khuẩn Erwinia sp, Thường xảy ra trong những ngày mưa dầm, giá thể
thoát nước kém hoặc lên liếp thấp (đối với lan trồng dưới đất). Vi khuẩn phát
triển thuận lợi trong phạm vi nhiệt độ khá rộng, nhiệt độ thích hợp nhất là 27
- 320C, nhiệt độ tới hạn chết là 500C. Thời tiết ẩm độ cao, nhiệt độ cao rất
thích hợp cho sự phát triển của bệnh, vi khuẩn có thể bị chết trong điều kiện
khô và dưới ánh nắng trực tiếp.
Phòng
và trị bệnh thối nhũn:
Thường xuyên
quan sát để phát hiện và diệt trừ kịp thời rầy, rệp, nhện đỏ và các côn trùng
xuất hiện trong vườn lan để hạn chế các vết thương do chúng cắn, chích, đồng
thời trong khi chăm sóc tránh tạo ra những vết thương cơ giới cho cây, để hạn
chế bớt các “cửa ngõ” xâm nhập của vi khuẩn vào trong cây.
- Giảm lượng phân đạm,
gia tăng lượng kali. Hạn chế dùng những loại phân có tỷ lệ N (đạm) cao, để
tránh làm cho cây qúa tốt lốp, dễ bị bệnh gây hại nặng.
Khi cây đã bị bệnh ngưng ngay việc tưới bón phân đạm, nhất là những loại phân
bón qua lá có tỷ lệ đạm cao.
- Giàn lan phải được
bố trí thông thoáng, mật độ trồng hợp lý.
- Gía thể phải thoát
nước tốt, phòng trừ rong rêu bám trên bề mặt giá thể. Đối với giá thể sơ dừa
nên hạn chế lượng nước tưới khi trời mưa.
- Cách ly những cây
bệnh. Tưới ít nước cho cây trong suốt thời kỳ bệnh bộc phát và nên tưới vào lúc
sáng sớm để mau khô.
- Cắt bỏ những lá bệnh
nặng để tránh lây lan.
- Tránh gây thương
tích cho cây trong suốt mùa mưa.
Khi cây đã bị bệnh nên
ngưng tưới nước vài ngày, nếu để ngoài vườn thì cần che mưa hoặc mang vào tránh
mưa, cắt bỏ chỗ bị thối sau đó dùng một trong các loại thuốc như:
- New Kasuran BTN,
Starner 20WP, Benlate 50WP, Fundazol 50WP. (hướng dẫn của Hoa Phong Lan.net)
- Rydomyl Gold 68WP
kết hợp với Kasumin 2L, Carbenzim 500FL kết hợp với Saizole 5SC, Staner 20wp...
(hướng dẫn của Trạm BVTV liên huyện Nhà Bè)
- Thuốc trị
bênh:kasuran btn , staner .benlate .fudazol
viên sủi bọt :poner. Streptomycin (hướng dẫn Tiều Cái)
* Để phun xịt (về cách
dùng thuốc xin bạn đọc kĩ hướng dẫn có in trên bao bì). Khi phun thuốc bạn nhớ
phun ướt cả chậu lan và giàn treo.
* Nếu cây đã bị bệnh
qúa nặng bạn nên gỡ cây ra khỏi chậu, rồi ngâm cây trong dung dịch nước thuốc
của những loại thuốc đã nói ở trên, nhấc cây ra cho ráo nước rồi trồng sang
chậu mới. Trước khi treo chậu lan mới trồng lại lên giàn bạn nên khử trùng giàn
lan bằng cách lau rửa sạch giàn lan bằng dung dịch Formol pha với nước theo tỷ
lệ cứ 2 phần Formol 40% pha với 100 phần nước lã (chú ý trong qúa trình thao
tác không để dung dịch Formol dính vào da, bay vào mắt, mũi). Sau khi trồng
khoảng 5 – 7 ngày, tiếp tục phun một đợt thuốc nữa cho cả Vườn Hoa Lan.
Kinh nghiệm của
Tienlong orchids :
- Xịt trừ nấm bằng: Agri Fos, viên thối nhũn, Carbenzim, Alittle,...
- Chổ bị thối cắt ra, bôi Agri Fos đậm đặt vào vết thương, sẽ hết.
- Giá thể bị hư mục, chứa mầm bệnh: phải thay toàn bộ.
Chỉ khi xử lý triệt để như vậy thì mới hết bệnh lâu dài được.
Nguồn: Hội Hoa Lan Việt Nam.